Ba La Mật là gì?
Ba La Mật (Pāramī) là những phẩm hạnh đạo đức nền tảng giúp hành giả tu tập, chứng ngộ Niết Bàn.
10 Pháp hạnh Ba La Mật là gì?
Có 10 Pháp hạnh Ba La Mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nại, Tinh tấn, Trí tuệ, Xuất gia, Chân thật, Quyết tâm, Tâm từ, Tâm xả.
Mười Pháp hạnh Ba La Mật cụ thể như sau:
1) Bố thí (Dāna): Hạnh bố thí, cúng dường với tâm trong sạch và rộng lớn tận cùng.
2) Trì giới (Sīla): Hạnh giữ gìn giới đức trong sạch, tùy theo hành giả là người xuất gia hay tại gia.
3) Nhẫn nại (Khanti): Hạnh kiên nhẫn, chịu khó khi đối diện với nghịch cảnh và chúng sinh, với tâm bình
thản, thông cảm, bao dung.
4) Tinh tấn (Vīriya): Hạnh nỗ lực không ngừng để diệt trừ phiền não và tăng trưởng thiện Pháp.
5) Trí tuệ (Pañña): Hạnh vun bồi trí tuệ không ngừng về Văn tuệ (nghe, học), Tư tuệ (suy xét) và Tu tuệ (hành thiền để thực chứng chân lý Tứ Diệu Đế).
6) Xuất gia (Nekkhamma): Hạnh từ bỏ, xả ly dục lạc thế gian.
7) Chân thật (Sacca): Hạnh giữ tâm quang minh, chính trực, tôn trọng sự thật, không bao giờ dối trá.
8) Quyết tâm (Adhiṭṭhāna): Hạnh quyết tâm mạnh mẽ trên đường tu tập như núi đá hùng vĩ.
9) Tâm từ (Mettā): Hạnh tình thương bao la, muốn san sẻ niềm vui đến mọi chúng sinh.
10) Tâm xả (Upekkhā): Hạnh bình tâm, tự tại, buông xả trước mọi thuận cảnh, nghịch duyên.
3 Cấp độ Ba La Mật
Có ba cấp độ Ba La Mật:
– Bậc hạ: Hy sinh toàn bộ tài sản, ngôi báu, vợ con.
– Bậc trung: Hy sinh một phần thân thể.
– Bậc thượng: Hy sinh cả tính mạng.
3 Hạng Bồ Tát
Ba hạng Bồ Tát: Tùy theo hạnh nguyện muốn thành
tựu ở bậc giác ngộ nào mà có ba hạng Bồ Tát tích lũy
đủ 10 Ba La Mật tương ứng với các cấp độ như sau:
– Bồ Tát Thanh Văn Giác: 10 Ba La Mật bậc hạ.
– Bồ Tát Độc Giác: 20 Ba La Mật (bậc hạ và trung).
– Bồ Tát Chánh Đẳng Giác: 30 Ba La Mật ở 3 bậc.