Chú đại bi là gì? Sự khác biệt giữa chú đại bi 3 biến, 5 biến, 7 biến, 21 biến

Chú Đại Bi được xem như là một loại kinh cứu khổ cứu nạn của đạo Phật hiện nay. Nếu như chư Tăng ni, Phật tử thành tâm niệm chú hàng ngày sẽ có thể đạt được những gì mà bản thân mong cầu. Vậy sự khác biệt giữa chú đại bi 3 biến, 5 biến, 7 biến, 21 biến là gì?

Chú đại bi là gì?

Chú đại bi là bài chú được trích từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni. Đây là quyển kinh thư đã từng được chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni diễn giải trong một pháp hội có sự có mặt đầy đủ của chư Vị Phật, chư vị Bồ Tát, các thần và vương.

Qua đó, chú đại bi có thể được hiểu chính là kim khẩu của Quán Thế Âm Bồ Tát, có tác dụng thanh tẩy tất cả phiền não và nghiệp chướng của chúng sinh. Chính các vị Đức Phật cũng từng phát nguyện rằng, nếu như chúng sinh khi kiên trì tụng trì chú đại bi thường xuyên sẽ không bị đày đọa vào ba đường ác, được sinh về cõi Phật, được vô lượng tam muội biện tài.

Ngoài ra Đức Phật cũng nhấn mạnh rằng, chỉ trừ trường hợp chúng sinh trì tụng để mong cầu những điều không thiện hoặc không thành tâm trì chú thì việc trì tụng chú đại bi mới không có tác dụng. Còn lại tất cả những mong cầu nếu không được vừa ý trong kiếp này thì thần trú này sẽ không thể được gọi là Đại Bi Tâm Đà Ra Ni.

Chú đại bi có nguồn gốc ra sao?

Theo như trong kinh Phật có ghi chép lại thì bài chú của chú đại bi vốn được Bồ Tát Quán Thế Âm đọc trong một pháp hội với sự hội tụ đông đủ của các chư Phật, Bồ Tát, Thành, Vương. Chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, được thuyết ra với mục đích cầu cho chúng sinh được an vui, diệt trừ các loại bệnh tật, loại bỏ tất cả nghiệp ác, chướng nạn, giúp chúng sinh sớm đạt được thành tựu và tất cả thiện căn, bản thân tiêu tan sự sợ hãi, được giàu có, sống lâu hơn và sớm mau cầu đầy đủ tất cả những cái mong muốn.

Trong tư tưởng của đạo Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng quan trọng nhất của Phật pháp Đại thừa. Người chính là đại diện cho lòng trắc ẩn của tất cả chư Phật trên thế gian này. Do đó, mọi chư Tăng ni, Phật tử đều tin rằng ngài là hiện thân của sự cứu rỗi cho tất thảy chúng sinh, ngay cả với những người đã từng phạm phải những tội lỗi to lớn khó có thể tha thứ được.

Sự khác biệt giữa chú đại bi 3 biến, 5 biến, 7 biến, 21 biến

1. Chú đại bi 3 biến

Chú đại bi 3 biến là bài kinh chú được trì tụng lại 3 lần. Thông thường thì chú đại bi 3 biến được các chư Phật tử trì tụng tại gia khi không có quá nhiều thời gian, điều kiện không cho phép. Tuy rằng có thể đọc bao nhiêu lần lời chú là tùy thuộc vào mỗi người. Không quan trọng việc Phật tử đọc nhiều hay đọc ít, nhưng khi đọc phải có lòng thành tâm, phải luôn tin tưởng và phát tâm đại bi thì mới có thể nhận được nhiều phước đức và điều tốt lành.

2. Chú đại bi 5 biến

Chú đại bi 5 biến là bài kinh chú được trì tụng lại 5 lần. Chư Phật tử có thể hiểu theo cách đơn giản đó là bài Kinh Chú Đại Bi khi dịch ra tiếng Việt cơ bản có 84 dòng. Tùy vào sự thành tâm cũng như nhiều yếu tố liên quan khác về thời gian, không gian, sức khỏe,… mà chư Phật tử có thể trì tụng lặp đi lặp lại bài kinh gốc bao nhiêu lần tùy ý.

3. Chú đại bi 7 biến

Chú đại bi 7 biến là bài kinh chú được trì tụng lại 7 lần. Chú đại bi 7 biến là tương đối phù hợp với chư Phật tử trì tụng tại nhà hàng ngày, bởi bài chú không quá dài nhưng cũng không quá ngắn. Khi trì tụng bài chú này thì chư Phật tử cần phải cố gắng giữ cho trạng thái an lạc, càng điềm nhiên càng lâu càng tốt.

4. Chú đại bi 21 biến

Chú đại bi 21 biến là bài kinh chú được trì tụng lại 21 lần. Trước khi trì tụng bài chú này thì chư Phật tử cần phải chuẩn bị tâm thái với ba nghiệp tâm, khẩu và ý thanh tịnh tuyệt đối, ngồi phải thẳng lưng, ngay ngắn như khi ngồi trước Đức Phật để thân nghiệp được thanh tịnh. Miệng không được nói lời sai trái, phải luôn nghiêm trang, không cười đùa để khẩu nghiệp thanh tịnh. Ý chí không được tán loạn, chỉ nên tập trung vào hành động trì tụng cho xong bài chú để có thể thanh tịnh ý nghiệp.

Lợi ích khi kiên trì tụng chú đại bi 3 biến, 5 biến, 7 biến, 21 biến

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma (thời Đường biên dịch), thì toàn bộ bài chú này có 84 câu, người trì tụng chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại, cụ thể như sau:

Luôn được 15 điều lành

  1. Sinh ra thường được gặp vua hiền,
  2. Thường sinh vào nước an ổn,
  3. Thường gặp vận may,
  4. Thường gặp được bạn tốt,
  5. Sáu căn đầy đủ,
  6. Tâm đạo thuần thục,
  7. Không phạm giới cấm,
  8. Bà con hòa thuận thương yêu,
  9. Của cải thức ăn thường được sung túc,
  10. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ,
  11. Có của báu không bị cướp đoạt,
  12. Cầu gì đều được toại ý,
  13. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ,
  14. Được gặp Phật nghe pháp,
  15. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.

Không bị 15 thứ hoạnh tử

  1. Chết vì đói khát khốn khổ,
  2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập,
  3. Chết vì oan gia báo thù,
  4. Chết vì chiến trận,
  5. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại,
  6. Chết vì rắn độc, bò cạp,
  7. Chết trôi, chết cháy,
  8. Chết vì bị thuốc độc,
  9. Chết vì trùng độc làm hại,
  10. Chết vì điên loạn mất trí,
  11. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm,
  12. Chết vì người ác trù ếm,
  13. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại,
  14. Chết vì bệnh nặng bức bách,
  15. Chết vì tự tử.

Ngoài ra, theo Kinh Thiên Nhãn Thiên Tí Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú (quyển thượng), trì tụng chú này 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh.

Top 15 Nhà Sư Việt Nam Nổi Tiếng Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất Hiện nay

>>Xem thêm các video:

Lời chú đại bi tiếng Việt biên soạn từ tiếng Phạn

Đây là bản chú đại bi được phiên âm từ tiếng Phạn ra âm Hán rồi lại biên dịch lại ra âm Việt để được sử dụng dễ dàng và chính thức trong các các Kinh điển cũng như nghi thức tụng niệm phổ thông tại Việt Nam và hải ngoại nói chung. 

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da.

Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.

Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra.

Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha.

Tất đà dạ, ta bà ha.

Ma ha tất đà dạ, ta bà ha.

Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha.

Na ra cẩn trì, ta bà ha.

Ma ra na ra, ta bà ha.

Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha.

Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha.

Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha.

Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha.

Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần khi trì biến cuối cùng)

Lời chú đại bi tiếng Việt 84 câu

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)

  1. Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da
  2. Nam Mô A Rị Da
  3. Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da
  4. Bồ Đề Tát Đỏa Bà Da
  5. Ma Ha Tát Đỏa Bà Da
  6. Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da
  7. Án
  8. Tát Bàn Ra Phạt Duệ
  9. Số Đát Na Đát Tỏa
  10. Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa Y Mông A Rị Da
  11. Bà Lô Yết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà
  12. Nam Mô Na Ra Cẩn Trì
  13. Hê Rị Ma Ha Bàn Đa Sa Mế
  14. Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng
  15. A Thệ Dựng
  16. Tát Bà Tát Đa (Na Ma Bà Tát Đa) Na Ma Bà Già
  17. Ma Phạt Đạt Đậu
  18. Đát Điệt Tha
  19. Án A Bà Lô Hê
  20. Lô Ca Đế
  21. Ca Ra Đế
  22. Di Hê Rị
  23. Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa
  24. Tát Bà Tát Bà
  25. Ma Ra Ma Ra
  26. Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng
  27. Cu Lô Cu Lô Yết Mông
  28. Độ Lô Độ Lô Phạt Xà Da Đế
  29. Ma Ha Phạt Xà Da Đế
  30. Đà Ra Đà Ra
  31. Địa Rị Ni
  32. Thất Phật Ra Da
  33. Giá Ra Giá Ra
  34. Mạ Mạ Phạt Ma Ra
  35. Mục Đế Lệ
  36. Y Hê Y Hê
  37. Thất Na Thất Na
  38. A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi
  39. Phạt Sa Phạt Sâm
  40. Phật Ra Xá Da
  41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra
  42. Hô Lô Hô Lô Hê Rị
  43. Ta Ra Ta Ra
  44. Tất Rị Tất Rị
  45. Tô Rô Tô Rô
  46. Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ
  47. Bồ Đà Dạ Bồ Đà Dạ
  48. Di Đế Rị Dạ
  49. Na Ra Cẩn Trì
  50. Địa Rị Sắc Ni Na
  51. Ba Dạ Ma Na
  52. Ta Bà Ha
  53. Tất Đà Dạ
  54. Ta Bà Ha
  55. Ma Ha Tất Đà Dạ
  56. Ta Bà Ha
  57. Tất Đà Du Nghệ
  58. Thất Bàn Ra Dạ
  59. Ta Bà Ha
  60. Na Ra Cẩn Trì
  61. Ta Bà Ha
  62. Ma Ra Na Ra
  63. Ta Bà Ha
  64. Tất Ra Tăng A Mục Khê Da
  65. Ta Bà Ha
  66. Ta Bà Ma Ha A Tất Đà Dạ
  67. Ta Bà Ha
  68. Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ
  69. Ta Bà Ha
  70. Ba Đà Ma Yết Tất Đà Dạ
  71. Ta Bà Ha
  72. Na Ra Cẩn Trì Bàn Dà Ra Dạ
  73. Ta Bà Ha
  74. Ma Bà Lợi Thắng Yết Ra Dạ
  75. Ta Bà Ha
  76. Nam Mô Hắc Ra Đát na Đa Ra Dạ Da
  77. Nam Mô A Rị Da
  78. Bà Lô Yết Đế
  79. Thước Bàn Ra Dạ
  80. Ta Bà Ha
  81. Án Tất Điện Đô
  82. Mạn Đà Ra
  83. Bạt Đà Dạ
  84. Ta Bà Ha ( Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84 khi quý vị trì biến cuối cùng).
Giới thiệu về tác giả

Nguyễn Long

Nguyễn Long (1993) tốt nghiệp trường đại học Thủy Lợi, chuyên môn và kinh nghiệm trên 5 năm trong ngành viết báo, biên soạn nội dung. Anh là một người yêu thích và đang trong quá trình nghiên cứu về đạo Phật, mong muốn lan tỏa Phật pháp đến với cộng đồng qua ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *